1. Thông báo về tiếp nhận yêu cầu thẩm định nhanh đơn sáng chế (PPH) từ ngày 01/10/2020 đến ngày 31/3/2021 theo Thỏa thuận hợp tác giữa Cục Sở hữu trí tuệ và Cơ quan Sáng chế Nhật Bản
Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về tiếp nhận yêu cầu thẩm định nhanh đơn sáng chế (Chương trình PPH – Patent Prosecution Highway) giai đoạn từ ngày 01/10/2020 đến ngày 31/3/2021 theo Thỏa thuận hợp tác giữa Cục Sở hữu trí tuệ và Cơ quan Sáng chế Nhật Bản.
Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về tiếp nhận yêu cầu thẩm định nhanh đơn sáng chế (Chương trình PPH) giai đoạn từ ngày 01/10/2020 đến ngày 31/3/2021.
Đến hết ngày 16/10/2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận đủ 104 yêu cầu thẩm định nhanh đơn sáng chế (Chương trình PPH) giai đoạn từ ngày 01/10/2020 đến ngày 31/3/2021 theo Thỏa thuận hợp tác giữa Cục Sở hữu trí tuệ và Cơ quan Sáng chế Nhật Bản
2. Hướng dẫn chung về Thẩm định nội dung Kiểu dáng công nghiệp của các nước ASEAN
Trong khuôn khổ Dự án hợp tác giữa ASEAN và EU về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (ECAPIII), nhằm nâng cao chất lượng, tính nhất quán và minh bạch hóa công việc do các cơ quan sở hữu trí tuệ ASEAN thực hiện với việc thẩm định và đăng ký kiểu dáng công nghiệp, Ban chỉ đạo dự án ECAP đã phê duyệt kế hoạch tổ chức xây dựng “Hướng dẫn chung” để áp dụng bởi các cơ quan SHTT các nước ASEAN
Dự án xây dựng Hướng dẫn chung về thẩm định nội dung kiểu dáng công nghiệp của khu vực ASEAN một phần gặp trở ngại do có nhiều khác biệt tồn tại giữa các nước thành viên.
Sự khác biệt trong luật pháp của các quốc gia sẽ đặt tới yêu cầu nội luật hóa nếu có bất ký thay đổi nào. Tuy nhiên, việc xây dựng Hướng dẫn chung cho cả khu vực có thể khuyến khích hài hòa hóa các tiêu chuẩn và điều kiện thẩm định kiểu dáng công nghiệp áp dụng trong khu vực. Các Nguyên tắc Chung này nhằm bổ sung các hướng dẫn để hỗ trợ các tiêu chí thẩm định kiểu dáng công nghiệp được áp dụng bởi các cơ quan SHTT khu vực ASEAN.
Hướng dẫn chung này có thể được sử dụng như một công cụ đào tạo thiết thực cho các thẩm định viên kiểu dáng công nghiệp và như một tài liệu tham khảo cho các chuyên gia tư vấn chuyên ngành và các đại diện sở hữu công nghiệp.
Trên thực tế, kiểu dáng công nghiệp cũng có thể nhận được bảo vệ ở các Quốc gia Thành viên ASEAN thông qua luật bản quyền, mức độ mà kiểu dáng công nghiệp được công nhận là “tác phẩm” hoặc “tác phẩm của mỹ thuật ứng dụng ”. Điều này có thể là do tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế theo Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 1886, được sửa đổi vào năm 1971, và từ các quy định trong luật bản quyền quốc gia bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng.
Tuy nhiên, các Nguyên tắc chung này không giải quyết được việc bảo hộ các thiết kế hoặc tác phẩm nghệ thuật ứng dụng chưa đăng ký theo luật bản quyền, hoặc hết hiệu lực. Trong khi phần lớn vấn đề được đề cập trong luật pháp quốc gia và thông lệ của các Quốc gia Thành viên ASEAN là nhất quán phù hợp với các Nguyên tắc chung trong bộ hướng dẫn, vẫn còn tồn tại một số khác biệt liên quan đến một vấn đề cụ thể.
Sử dụng bộ hướng dẫn làm tài liệu tham khảo sẽ góp phần thống nhất các tiêu chuẩn và tiêu chí cho thẩm định kiểu dáng công nghiệp tại các nước thành viên ASEAN. Các đăng ký kiểu dáng công nghiệp vẫn phụ thuộc vào luật pháp quốc gia và các quy định của các Quốc gia Thành viên ASEAN
3. Việt Nam chủ trì Hội nghị trực tuyến Cuộc họp lần thứ 62 Nhóm công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 62)
Trong các ngày 25 và 26/11/2020, Chủ tịch Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC) đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Cuộc họp lần thứ 62 Nhóm AWGIPC với sự tham dự của Lãnh đạo Cơ quan Sở hữu trí tuệ 10 nước ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và các đối tác đối thoại của ASEAN về sở hữu trí tuệ như Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), Cơ quan Sở hữu trí tuệ châu Âu (EUIPO), Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO) và Hiệp hội Nhãn hiệu quốc tế (INTA).
Hội nghị lần này đã thảo luận đến các nội dung sau: (i) Đánh giá tình hình triển khai các hoạt động ưu tiên năm 2020, thông qua danh mục các hoạt động ưu tiên năm 2021; (ii) Thảo luận và bàn kế hoạch triển khai Chương trình hành động ASEAN về sở hữu trí tuệ giai đoạn 2016-2025 trong thời gian tới; (iii) Họp tham vấn với một số đối tác để rà soát tình hình triển khai kế hoạch hợp tác trong thời gian qua và xây dựng kế hoạch hợp tác trong thời gian tới; (iv) Thông qua lịch dự kiến họp AWGIPC năm 2021; và (v) Thông qua việc Philippines sẽ tiếp nhận vai trò Chủ tịch Nhóm AWGIPC nhiệm kỳ 2021-2023.
Hội nghị cũng quyết định việc do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Cuộc họp lần thứ 63 Nhóm AWGIPC sẽ được tổ chức dưới hình thức Hội nghị trực tuyến vào nửa cuối tháng 3 năm 2021.
Ngoài ra, Việt Nam cũng chủ trì các sự kiện khác của ASEAN dưới hình thức trực tuyến, như Cuộc họp Lãnh đạo Cơ quan Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN và Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO); các cuộc họp đối thoại giữa ASEAN với các đối tác khác như Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), Cơ quan Sở hữu trí tuệ châu Âu (EUIPO), Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO), và Hiệp hội Nhãn hiệu quốc tế (INTA)./.
Nguồn: http://ipvietnam.gov.vn/
Tổng hợp bởi: ELITE LAW FIRM