Hành trình thương hiệu Chanel của gia tộc Wertheimer: Tưởng lụi tàn nhưng đã được hồi sinh và trở lên bền vững. 

Nguồn: Cafef.vn

Chanel là một trong những thương hiệu thười trang nổi tiếng nhất thế giới. Để có được sự thành công như ngày hôm nay, ít ai biết Channel cũng từng rơi vào quá trình khủng hoảng và đứng trước nguy cơ đổ vỡ. 

 gia tộc Wertheimer

Sơ lược về Chanel

Chanel là tên thông dụng của một hãng thời trang Pháp, đóng tại thủ đô Paris được Coco Chanel (1883 – 1971) sáng lập. 

Cho đến những năm 1920 ở Paris, Pierre Wertheimer gặp gỡ và tài trợ cho nhà thiết kế trẻ Coco Chanel. Kể từ đó đã đánh dấu sự phát triển của thương hiệu Channel gắn liên với gia tộc Wertheimer. Sau này, các cháu trai của ông là anh em Alain và Gerard Wertheimer đã tiếp nhận quyền điều hành và giúp Chanel trở thành thương hiệu cao cấp bậc nhất thế giới.

Alain và Gerard Wertheimer là hai trong số 10 tỷ phú giàu nhất nước Pháp. Khối tài sản của họ đã tăng lên gấp nhiều lần thông qua các thương vụ kinh doanh khổng lồ, mà Chanel chỉ là một trong số đó. Hiện tổng tài sản của họ đã lên đến 49,2 tỷ USD, được chia đều cho hai anh em.

 

Ý nghĩa của Logo thương hiệu Chanel

Sau 15 năm hoạt động trong làng thời trang thì logo Chanel mới chính thức được công bố, là biểu tượng với 2 chữ C lồng ghép vào nhau. Vì không có giải thích rõ ràng về logo này cho nên đã có nhiều suy đoán được đưa ra: có người cho rằng đây là tên viết tắt của nhà sáng lập Coco Chanel, có người lại cho rằng là chữ cái đầu tiên của tên của bà và người tình Arthur ‘Boy’ Capel, một số khác lại cho rằng biểu tượng này giống với cửa sổ ở Nhà nguyện Aubazine – nơi mà Chanel đã sinh sống lúc nhỏ…..  Tuy nhiên, ngày nay nhắc đến Chanel ai cũng biết đến và đã thân thuộc với những sản phẩm mà thương hiệu này đem đến cho người dùng.

 

Gia tộc Wertheimer đã giúp Channel phát triển như thế nào?

 gia tộc Wertheimer

Nhà Wertheimer rất kín tiếng và hiếm khi trao đổi thông tin riêng tư về gia tộc mình kể cả khối tài sản hay mối quan tâm, xu hướng thời trang. Mặc dù là chủ sở hữu thương hiệu thời trang đẳng cấp, tuy nhiên rất hiếm khi thấy sự xuất hiện của Nhà Wertheimer trong các buổi khai trương cửa hàng hoặc sự kiện của Chanel. Nếu có tham dự các sự kiện thời trang nổi tiếng của hãng, họ cũng tự lái xe riêng và chọn ngồi ở hàng ghế thứ 4 hoặc thứ 5. 

Sự kín tiếng của gia tộc Wertheimer xuất phát một phần từ văn hóa truyền thống: người Pháp tin rằng không có lý do nào một doanh nhân phải tiết lộ đời sống riêng của họ.

Không giống như những “gã khổng lồ” khác trong giới thời trang như ông chủ đế chế LVMH, Bernard Arnault hay Giám đốc điều hành Gucci, Domenico De Sole, gia tộc Wertheimer thích lui về sau để thương hiệu của họ tỏa sáng. Đó dường như là một cách kinh doanh ngược đời trong ngành công nghiệp đang cần sự góp mặt của người chủ sở hữu để tăng sức ảnh hưởng cho sản phẩm thương hiệu của họ. 

Và quan điểm của Nhà Wertheimer về thương hiệu thuộc sở hữu của mình cũng khác. Họ không giành phần nhiều công sức giúp thương hiệu phát triển của mình mà đề cao sự sáng tạo, tôn trọng người sáng lập ra thương hiệu. Có lần Gérard Wertheimer đã chia sẻ “Gia đình chúng tôi rất kín tiếng, không chia sẻ về đời tư. Sự nổi tiếng thuộc về Coco Chanel, về Karl cùng những người sáng tạo và cống hiến cho Chanel, chứ không phải gia tộc Wertheimer”.

“Nhà thiết kế đến rồi lại đi nhưng Chanel sẽ mãi là Chanel. Và nhà Wertheimer luôn đứng sau thương hiệu này”, Didier Grumbach, cựu Chủ tịch liên đoàn thời trang Pháp chia sẻ.

Sự hồi sinh từ đống tro tàn

Ít ai biết đến thương hiệu nổi tiếng này cũng đã rơi vào thời kỳ khủng hoảng đến mức gần như đổ vỡ. Năm 1974, Alain và Gerard Wertheimer bắt đầu tiếp quản Chanel sau khi cha của họ, ông Jacques Wertheimer qua đời. Alain trở thành chủ tịch của Chanel, trong khi Gerard là người đứng đầu bộ phận đồng hồ. Họ là thế hệ thứ ba điều hành công ty 110 năm tuổi này.

Vào thời điểm đó, thương hiệu Chanel đang dần lụi tàn, chỉ còn lại duy nhất nhãn hiệu nước hoa được bày bán tại một hiệu thuốc và một cửa hàng chính thức. Không đành lòng nhìn tâm huyết bao đời nay đổ xuống sông xuống biển, Alain đã ngay lập tức ra tay “hồi sinh” thương hiệu thời trang đẳng cấp này bằng cách mở rộng sản xuất quần áo may sẵn. Để rồi từ đó, tái thiết lập thị phần nhằm dẫn đầu thị trường nước hoa cao cấp. Quyết định quan trọng nhất của ông chính là đã thuyết phục được nhà thiết kế người Đức, Karl Lagerfeld về làm Giám đốc Nghệ thuật.

Vào thời điểm Karl Lagerfeld gia nhập Chanel, ông chia sẻ rằng: “Khi tôi gia nhập Chanel, nó chính xác là một “người đẹp ngủ trong rừng”, nhưng với một thân xác vô cùng tàn tạ. Vì vậy, nhiệm vụ của tôi là hồi sinh một người phụ nữ đã chết.” 

Được mệnh danh là một “thiên tài tiếp thị”, Alain rất giỏi trong việc khai thác tối đa sự sáng tạo của Lagerfeld nhằm xây dựng hình ảnh thời trang cao cấp, khiến thương hiệu Chanel không chỉ nổi tiếng với tầng lớp thượng lưu mà còn được tầng lớp bình dân khao khát.

Chanel có một danh sách dài khách hàng là những ngôi sao nổi tiếng như Kristen Stewart, Cate Blanchett, Audrey Tautou, Nicole Kidman, Gisele Bündchen, Lily-Rose Depp, Cindy Bruna, Romy Schonberger, Rianne van Rompaey, Sigrid Agren và ca sĩ Pharrell Williams… Sự kết hợp hoàn hảo giữa người nổi tiếng và sự xa hoa độc quyền đã giúp Chanel trở thành một “gã khổng lồ” trong giới thời trang với vô số cửa hàng và cửa hiệu trên khắp thế giới. Bên cạnh đó, Chanel còn nổi tiếng với thương hiệu làm đẹp Chanel Beauty và nước hoa Chanel Perfume.

 

Tầm nhìn chiến lược khẳng định vị thế độc quyền

 gia tộc Wertheimer

Với chiến lược kinh doanh chắc chắc, Channel luôn áp dụng các nguyên tắc sau cho sản phẩm của họ: Không bao giờ giảm giá, không bán hàng trên mạng xã hội, bất chấp mọi đối thủ cạnh tranh giúp Channel luôn đứng vững trên thị trường vốn ngành thời trang vô cùng khốc liệt.

Chanel nổi tiếng với phong cách thiết kế đơn giản nhưng tinh tế, cổ điển mà hiện đại, với các sản phẩm được lấy cảm hứng từ quá khứ và mang đậm bản sắc thương hiệu như chất liệu vải bình dân tweed nhưng lại được biến tấu sang trọng, chi tiết thắt nơ, sợi xích,… Điều này đã tạo nên một Chanel độc nhất với phương châm: “Thời trang có thể tàn phai, nhưng phong cách là mãi mãi”. Chanel không tạo ra sản phẩm theo các xu hướng mới nhất mà luôn luôn tạo ra sự cố định trong phong cách, tinh thần và chất lượng, giúp khách hàng dễ dàng nhận dạng ra thương hiệu mà không cần nhìn logo..

 gia tộc Wertheimer

Để duy trì giá trị thương hiệu, Alain và Lagerfeld vừa chú trọng vào các sản phẩm độc quyền, vừa đưa ra chiến lược tiếp thị khác biệt với các thương hiệu khác, từ giá cả đến cách quảng bá.

Điều đầu tiên, Chanel nói không với giảm giá. Nếu như các thương hiệu thời trang cao cấp khác như Prada, Versace, Valentino hay Burberry đều ít nhiều tung ra các chiến dịch giảm giá theo mùa để thu hút khách hàng, thì Chanel chỉ điều chỉnh giá theo thị trường chứ không thay đổi mức giá cơ bản. Đây là cách Chanel tạo ra sự khác biệt trong ngành công nghiệp xa xỉ.

Để tăng doanh thu, Chanel đã phát triển thêm các dòng sản phẩm bình dân với giá rẻ hơn để thỏa mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng trung lưu và các thị trường đang phát triển như châu Á. Các dòng sản phẩm làm đẹp như son, đồ dưỡng da, đồ trang điểm và các loại phụ kiện như kính mắt, đồng hồ giá cả phải chăng đã giúp Chanel gần như kiểm soát toàn bộ thị trường, với 36 cửa hàng ở Nhật Bản, 15 cửa hàng ở Hàn Quốc và 11 cửa hàng ở Trung Quốc.

Thứ hai, Chanel không kinh doanh nhiều trên mạng xã hội. Trong những năm gần đây, công ty đã chi hơn một tỷ euro để mở rộng chi nhánh tại nhiều quốc gia khác và “đổ tiền” vào các chiến dịch quảng cáo trực tuyến. Tuy nhiên, Chanel không coi kinh doanh trực tuyến là một kênh bán hàng, đặc biệt là đối với các sản phẩm thời trang cao cấp như trang sức, phụ kiện, mỹ phẩm hay đồng hồ. Theo Alain, Chanel muốn hạn chế tối đa hiện tượng hàng giả, hàng nhái và bảo vệ giá trị thương hiệu. 

Thay vào đó, các tài khoản Facebook, Instagram, Twitter chỉ được dùng để cập nhật các thông tin mới nhất, các sự kiện thời trang hay các bộ sưu tập mới ra mắt của hãng nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu. Sau đó, khách hàng sẽ trực tiếp đến cửa hàng để được tư vấn và mua hàng. Tại đây, Chanel đã đầu tư kỹ lưỡng đội ngũ nhân viên chăm sóc nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Tính đến nửa đầu năm 2020, Chanel là một trong những thương hiệu thời trang cao cấp hàng đầu thế giới với giá trị thương hiệu đạt 12,8 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2019 và chỉ xếp sau Louis Vuitton (47,2 tỷ USD), Gucci (22,6 USD) tỷ), và Hermès (21,6 tỷ USD).

Hiện tại, anh em nhà Wertheimer không chỉ sở hữu thương hiệu Chanel mà còn nắm trong tay hàng loạt vườn nho nổi tiếng khắp châu Âu, tiêu biểu phải kể đến là vườn nho ở Bordeaux, thung lũng Napa và Domaine de l’Île nằm trên đảo Porquerolles, gần cực nam của Côte d’Azur, Pháp.

Theo Lofficielusa

Keywords: bảo hộ thương hiệu, phát triển thương hiệu bền vững theo tầm nhìn chiến lược của Chanel, ELITE LAW FIRM

 

 

Bình luận bài viết

Không có bình luận

X