BTS: TỪ NHÓM NHẠC ĐẾN THƯƠNG HIỆU

Nhóm nhạc K-pop BTS, lần đầu tiên ra mắt năm 2013 nhưng đang chiếm lĩnh thế giới như một cơn bão trong những năm gần đây. Đồng thời cũng là một thương hiệu.

Nhóm nhạc BTS

 Dựa vào danh tiếng toàn cầu của họ, đài BBC đã đề cập đến 7 chàng trai hấp dẫn của nhóm – RM, Jin, Suga, J-Hope, Jimin, V, Jungkook – như là “The Beatles của thế kỉ 21”. Reuters miêu tả họ là những nghệ sĩ đã đóng góp cho doanh thu của ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu năm 2018. Báo cáo tháng 11/2018 của Viện nghiên cứu Hyundai cho biết BTS đã đóng góp hơn 3,6 triệu USD cho nền kinh tế Hàn Quốc mỗi năm, và cứ khoảng 13 du khách nước ngoài thì có 1 người đến thăm Hàn Quốc vì BTS trong năm 2017.

Nhóm nhạc BTS

BTS viết tắt của “BangTan Sonyeondan” trong tiếng Hàn Quốc, ngoài ra được gọi dưới tên “BangTan Boys” hay “Chống đạn thiếu niên đoàn” và có ý nghĩa là bảo vệ trước những sự gian khổ, định kiến xã hội và sự áp bức mà giới trẻ phải trải qua trong cuộc sống. Logo chính thức của họ được thay đổi vào năm 2017 và thêm ý nghĩa mới: “Beyond The Scene” đại diện cho “Những người trẻ tuổi không chấp nhận những bó buộc, áp đặt thực tại mà thay vào đó họ mở cánh cửa, đi về phía trước để trưởng thành”.

Trong số các nhãn hiệu BTS, một nhãn hiệu là “방탄소년단 Bangtan Boyz” (đọc trong tiếng Hàn Quốc là ‘BangTan Sonyeondan’) được nộp đơn đăng kí dưới tên chủ đơn là BigHit Entertainment (công ty chủ quản của BTS) vào năm 2011 và được chấp nhận bảo hộ vào năm 2012, một năm trước khi nhóm nhạc BTS chính thức ra mắt. Vào năm 2017 – 2018, các đơn đăng kí nhãn hiệu đã được nộp cho “BTS” (tên tiếng Anh) và “방탄소년단” (tên tiếng Hàn) cho tất cả các nhóm hàng hóa dịch vụ (1-45). Big Hit Entertainment tích cực phản đối các đơn đăng kí cho các nhãn hiệu chứa dấu hiệu “BTS” của bên thứ ba đồng thời tiến hành hủy bỏ hiệu lực các đăng kí nhãn hiệu chứa “BTS” với căn cứ nhãn hiệu không được sử dụng. Trong quá trình giải quyết phản đối, Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) đã công nhận sự nổi tiếng của nhãn hiệu “BTS”.

Điều 34 (1)(6) của Luật Nhãn hiệu Hàn Quốc quy định rằng một nhãn hiệu “bao gồm cả tên, danh hiệu hoặc tên thương mại, chân dung, chữ kí, con dấu, tên thật, nghệ danh, bút danh của một người nổi tiếng, hoặc tên viết tắt của họ” không thể đăng ký trừ khi có được sự đồng ý của người đó. Hướng dẫn thẩm định nhãn hiệu làm rõ rằng các nhãn hiệu “bao gồm tên của các nghệ sĩ nổi tiếng, tên nhóm giải trí, tên vận động viên, hoặc tên người nổi tiếng trong nước hoặc nước ngoài khác, cũng như viết tắt hoặc ảnh biếm họa của họ” cũng áp dụng quy định tại Điều 34 (1)(6) nói trên.

Trong trường hợp đăng kí nhãn hiệu là tên nhóm nhạc nổi tiếng với tên chủ đơn là tên công ty chủ quản thì cần có sự đồng ý từ mỗi thành viên của nhóm. Đối với các đơn nhãn hiệu “BTS” nộp năm 2018 đứng tên Big Hit Entertainment, bởi danh tiếng của BTS đã được công nhận, vì thế KIPO yêu cầu Big Hit Entertainment cung cấp bằng chứng chứng minh rằng quyền đối với tên này thuộc về công ty, ví dụ thông qua của một điều khoản hợp đồng liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu.

Đã có rất nhiều trường hợp tranh chấp liên quan đến thương hiệu nhóm nhạc K-pop nối tiếng. Dưới đây là một phán quyết của Tòa án Tối cao Hàn Quốc năm 2013 liên quan đến tên một nhóm nhạc K-pop nổi tiếng – “2NE1”, nhóm nhạc có lượng fan hâm mộ khổng lồ trong vòng vài năm từ sau thời điểm ra mắt năm 2009. Đơn đăng kí “2NE1” cho nhóm 3 đã được nộp bởi một công ty ở Hong Kong năm 2009 nhưng đã bị từ chối bởi KIPO do đó là tên của người nổi tiếng. Quyết định này bị khiếu kiện lần đầu lên Tòa Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (và yêu cầu đã bị bác bỏ), sau đó tiếp tục kháng cáo đến Tòa án Sáng chế Hàn Quốc (kháng cáo bị bác bỏ), và cuối cùng được gửi đến Tòa án Tối cao Hàn Quốc. Trường hợp này rất thú vị vì danh tiếng của nhóm nhạc 2NE1 đã được công nhận mặc dù đơn đăng kí được nộp chỉ sau hai tháng nhóm nhạc nữ ra mắt. Một phần phán quyết của Tòa án Tối cao Hàn Quốc được trích dẫn dưới đây:

(1)… nếu việc đăng ký nhãn hiệu được cho phép, có khả năng cao rằng người tiêu dùng hoặc thương nhân có thể bị nhầm lẫn hoặc bối rối về việc nhãn hiệu đó có liên quan đến nhóm nữ thần tượng cùng tên. Cũng như cân nhắc về khả năng vi phạm quyền con người, nó được quyết định  rằng đơn đăng ký nhãn hiệu trùng với tên của một người nổi tiếng tại thời điểm nộp đơn…

(2)…người bình thường có những sở thích trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và âm nhạc được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như nhạc chuông điện thoại,… Cân nhắc về sự mở rộng của K-pop và “Làn sóng Hallyu”, được tạo điều kiện bởi Internet và các thiết bị điện tử, mặc dù chỉ cách hai tháng giữa ngày ra mắt của nhóm nhạc nữ trên truyền thông với ngày nộp đơn đăng kí nhãn hiệu, nó được quyết định rằng nhóm nhạc thần tượng với bốn thành viên nữ đã được biết đến rộng rãi và đã giành được danh tiếng trong người tiêu dùng tại thời điểm nộp đơn đăng kí…

Nguồn: NAM & NAM World Patent and Law Firm

Lược dịch và biện tập bởi ELITE LAW FIRM

Bình luận bài viết

Không có bình luận

X