HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI VIỆT NAM
(Áp dụng cho tổ chức, cá nhân Việt Nam từ ngày 01 tháng 01 năm 2018)
I. CÁC LOẠI HÌNH TÁC PHẨM ĐƯỢC BẢO HỘ
Tác phẩm được Nhà nước bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
i. Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự;
ii. Các bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
iii.Tác phẩm báo chí;
iv. Tác phẩm âm nhạc;
v. Tác phẩm sân khấu;
vi. Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh)
vii. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
viii.Tác phẩm nhiếp ảnh;
ix.Tác phẩm kiến trúc;
x. Bản hoạ đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
xi. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
xii. Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
II. THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CHO TÁC PHẨM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thời hạn bảo hộ là bẩy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
III. ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ
1. Chủ thể đăng ký
Theo quy định của Pháp luật những chủ thể sau có quyền nộp Đơn đăng ký bản quyền tác giả:
i. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo toàn bộ hoặc một phần tác phẩm; hoặc
ii. Cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do tác giả sáng tạo theo nhiệm vụ mà cơ quan hoặc tổ chức giao;
iii. Cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do tác giả sáng tạo theo hợp đồng;
iv. Người thừa kế theo di chúc hoặc người thừa kế theo pháp luật của tác giả là chủ sở hữu tác phẩm được thừa kế trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm đó;
v. Cá nhân hoặc tổ chức được chủ sở hữu tác phẩm chuyển giao các quyền đối với tác phẩm theo hợp đồng chuyển giao.
2. Các thông tin và tài liệu cần thiết cho việc đăng ký
a. Thông tin về tác phẩm được đăng ký:
– Tên tác phẩm;
– Thời gian và nơi công bố tác phẩm (nếu tác phẩm đã được công bố);
– Hình thức công bố tác phẩm (dưới dạng xuất bản hay biểu diễn v..v.);
– Nội dung chính của tác phẩm (Tóm tắt tác phẩm). Trong trường hợp tác phẩm đồng tác giả, cần làm rõ phần sáng tạo riêng của từng người.
b. Thông tin về tác giả và về chủ sở hữu tác phẩm:
– Họ và tên đầy đủ của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm;
– Bút danh của tác giả (nếu có);
– Ngày sinh của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm. Trong trường hợp chủ sở hữu tác phẩm là tổ chức, cần nêu rõ ngày tháng, số quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh.
– Địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ e-mail;
c. Tài liệu yêu cầu:
– Tờ khai (theo mẫu)
– 03 Bản sao hoặc ảnh ba chiều tác phẩm sẽ được đăng ký (3 bản);
– Bản gốc Giấy uỷ quyền cho Công ty Luật TNHH ELITE;
– 02 Bản sao có Công chứng Giấy Đăng ký Kinh doanh trong trường hợp doanh nghiệp là chủ sở hữu tác phẩm;
– 02 Bản sao có Công chứng Chứng minh nhân dân/hộ chiếu của tác giả;
– Bản gốc Giấy cam đoan của tác giả về việc sáng tạo ra tác phẩm (theo mẫu, có xác nhận của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp là chủ sở hữu tác phẩm);
– Bản gốc Giấy xác nhận nêu rõ cơ sở phát sinh quyền sở hữu tác phẩm đối với tác phẩm trong trường hợp chủ sở hữu không đồng thời là tác giả (theo mẫu, có thể là Giấy xác nhận của doanh nghiệp về việc tác giả sáng tạo ra tác phẩm theo nhiệm vụ được giao).
3. Thời gian đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam
Cục Bản quyền tác giả sẽ xem xét đơn và cấp Giấy chứng nhận Bản quyền tác giả trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
4. Chi phí đăng ký
Chi phí đăng ký bản quyền tác giả phụ thuộc vào đối tượng đăng ký và sẽ được tính theo từng trường hợp cụ thể.
Để có thêm thông tin chi tiết và được tư vấn kịp thời, Quý Khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
Công ty Luật TNHH ELITE
Địa chỉ: 255 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: +84 24 3737 3051
Email: info@lawfirmelite.com
TƯ VẤN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN TẠI VIỆT NAM
(Cập nhật bởi ELITE LAW FIRM – tháng 6/2021)
I. CÁC TÁC PHẨM CÓ THỂ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ?
Theo quy định, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Khi bạn viết ra một bài thơ, một bài hát, hay một phầm mềm nhất định, bạn có quyền tác giả đối với các “tác phẩm” đó.
Mặc dù quyền tác giả tự động phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới dạng vật chât nhất định. Tuy nhiên, việc đăng ký bản quyền tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ giúp các chủ sở hữu GCNDKQTG không có nghĩa vụ phải chứng minh khi tranh ra tranh chấp (lần đầu) với các bên thứ ba.
Tác phẩm như thế nào thì được bảo hộ và có thể đăng kí bảo hộ quyền tác giả?
Theo quy định tại Điều 14 Luật SHTT, các tác phẩm sau đây có thể đăng ký bản quyền:
1. Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là tác phẩm viết);
2. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
3. Tác phẩm báo chí;
4. Tác phẩm âm nhạc;
5. Tác phẩm sân khấu;
6. Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
7. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
8. Tác phẩm nhiếp ảnh (các bức ảnh chụp);
9. Tác phẩm kiến trúc;
10. Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc,công trình khoa học;
11. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
12. Chương trình máy tính (bao gồm cả các phần mềm, ứng dụng trên điện thoại di động, máy tính bảng, website có chứa mã code), sưu tập dữ liệu;
13. Tác phẩm phát sinh (tác phẩm dịch; phóng tác; cải biên; chuyển thể; biên soạn; chủ giải; tuyển chọn) cũng sẽ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm gốc.
Các đối tượng sau KHÔNG được bảo hộ quyền tác giả:
1. Tin tức thời sự thuần túy đưa tin
2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó
Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
II. QUYỀN LIÊN QUAN ĐƯỢC BẢO HỘ CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG NÀO?
Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: “Quyền liên quan đến quyền tác giả (“quyền liên quan”) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.”
Dưới đây là các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ theo quy định tại Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ:
1. Cuộc biểu diễn được bảo hộ bao gồm:
a) Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
b) Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;
c) Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật SHTT;
d) Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này;
đ) Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bản ghi âm, ghi hình được bao hộ bao gồm:
a) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
b) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được bảo hộ bao gồm:
a) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;
b) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa chỉ được bảo hộ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 Luật SHTT với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.
III. ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN Ở ĐÂU?
Việc đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính được thực hiện tại Cục Bản quyền tác giả. Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện tại các địa chỉ sau:
Trụ sở chính tại Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội |
Điện thoại: 024.38 234 304 ; Fax: 024.38 432 630
|
Tại TP Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh |
Điện thoại: 028. 39 308 086; Fax: 028. 39 308 087 |
Tại TP Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. |
ĐT: 023.63 606 967 |
Tại các tỉnh thành khác |
Nộp đơn đăng ký thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền HOẶC Gửi hồ sơ trực tiếp đến Cục Bản quyền tác giả (trụ sở chính Hà Nội) để được tiếp nhận và xử lý hồ sơ |
IV. TÁC GIẢ CÓ THỂ LÀ TỔ CHỨC KHÔNG?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học”. Do đó, công ty hay tổ chức không thể đứng tên là tác giả khi đăng ký bản quyền vì không phải là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm (thể nhân tự nhiên) mà chỉ có thể đứng tên là chủ sở hữu quyền tác giả với căn cứ phát sinh là thuê thiết kế hoặc giao nhiệm vụ cho nhân viên.
Tại sao tổ chức không thể đứng tên tác giả khi đăng ký bản quyền?
Vì tác phẩm chỉ có thể do một cá nhân hoặc một nhóm người tạo lên, việc để tên tổ chức (tập hợp của rất nhiều người) là tác giả là không phù hợp.
V. PHÍ ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN
Phí đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan được quy định cụ thể tại Thông tư số 211/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả như sau:
Stt |
Loại hình tác phẩm |
Mức thu |
I |
Đăng ký quyền tác giả |
|
1 |
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết); b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm nhiếp ảnh. |
100.000 |
2 |
a) Tác phẩm kiến trúc; b) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học. |
300.000 |
3 |
a) Tác phẩm tạo hình; b) Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. |
400.000 |
4 |
a) Tác phẩm điện ảnh; b) Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa. |
500.000 |
5 |
Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính |
600.000 |
II |
Đăng ký quyền liên quan đến tác giả |
|
1 |
Cuộc biểu diễn được định hình trên: |
|
a) Bản ghi âm; b) Bản ghi hình; c) Chương trình phát sóng. |
200.000 300.000 500.000 |
|
2 |
Bản ghi âm |
200.000 |
3 |
Bản ghi hình |
300.000 |
4 |
Chương trình phát sóng |
500.000 |
Lưu ý:
Bảng phí trên chưa bao gồm phí dịch vụ của ELITE LAW FIRM. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ cho tác phẩm của bạn và nhận mức phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ưu đãi nhất:
CÔNG TY LUẬT ELITE LAW FIRM
Địa chỉ: 255 Hoàng Văn Thái, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội,
Việt Nam
ĐT: (+84-24) 3 7373051 / 0988746527
Fax: (+84-24) 3 7373056
Email: info@lawfirmelite.com
VI. NHƯ THẾ NÀO LÀ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ?
Hiện nay, hành vi xâm phạm quyền tác giả ngày càng nhiều, đặc biệt trong môi trường số 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng truyền thông, mạng xã hội. Vậy như thế nào là hành vi xâm phạm quyền tác giả?
Theo Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ, các hành vi như sau được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT.
9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
12. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
13. Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
VII. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ CHO TÁC PHẨM VIẾT
1. Khái niệm
Tác phẩm viết thực chất là “tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác” (Điểm a Khoản 1 Điều 14 Luật SHTT)
2. Ai có quyền đăng ký bảo hộ tác phẩm viết
Theo quy định tại Điều 13 Luật SHTT, tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả. Có nghĩa là tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả sẽ có thể đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm viết.
3. Thời hạn bảo hộ tác phẩm viết
Theo quy định tại Điều 27.2.b Luật SHTT, tác phẩm viết có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
Trường hợp có đồng tác giả thời thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
4. Hồ sơ đăng ký tác phẩm viết
i. Tơ khai đăng ký bản quyền
ii. 02 bản sao tác phẩm;
iii. 02 Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân tác giả/chủ sở hữu, trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu;
iv. 02 Bản sao chứng thực Đăng ký kinh doanh/Quyết định thành lập của tổ chức, trong trường hợp tổ chức là chủ sở hữu
v. Giấy cam đoan của tác giả hoặc Quyết định giao nhiệm vụ (trong trường hợp giao cho nhân viên sáng tạo) hoặc Hợp đồng sáng tạo tác phẩm (trong trường hợp chủ sở hữu thuê sáng tạo tác phẩm)
vi. Các tài liệu khác về việc sử dụng hình ảnh và tài liệu tham khảo khác trong tác phẩm, nếu có (Ví dụ: Giấy cho phép sử dụng hình ảnh, tài liệu….)
vii. Hợp đồng ủy quyền (trường hợp ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân nộp đơn tại Cục Bản quyền)
5.Thời hạn cấp GCNĐKQTG: Theo quy định thời hạn đăng ký là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, trên thực tế, thời hạn này có thể kéo dài 1-3 tháng do tình trạng quá tải của Cục Bản quyền.
6.Thông tin cần cung cấp cho ELITE
Để chúng tôi có thể hỗ trợ Quý khách hàng trong việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm viết, khách hàng cần cung cấp các thông tin và tài liệu như sau:
a.Thông tin
i. Bản scan tác phẩm
ii. Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu (các) tác giả
iii. Bản chụp Đăng ký kinh doanh chủ sở hữu
b. Tài liệu ELITE sẽ soạn thảo để chuyển khách hàng
i. Tờ khai nộp đơn
ii. Giấy cam đoan; Quyết định giao nhiệm vụ; Hợp đồng thuê sáng tạo…
iii. Hợp đồng ủy quyền
iv. Các tài liệu khác theo từng hồ sơ cụ thể
VIII. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ CHO LOGO CÔNG TY (TÁC PHẨM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG)
Khi tìm hiểu về đăng ký bảo hộ cho logo, bạn sẽ có thể tìm hiểu ra 2 phương thức để đăng ký bảo hộ logo. Một là đăng ký bảo hộc độc quyền nhãn hiệu tại Cục SHTT. Hai là đăng ký bảo hộ logo tại Cục Bản quyền tác giả. Sự khác nhau giữa 2 hình thức này đã được chúng tôi đề cập cụ thể ở các bài viết trước (chèn link).
Vậy đăng ký bảo hộ logo tại Cục bản quyền tác như thế nào?
1. Loại hình bảo hộ
Để đăng ký bảo hộ bản quyền cho logo tại Cục Bản quyền tác giả, bạn sẽ đăng ký dưới dạng “tác phẩm mỹ thuật ứng dụng” cho hình thức thể hiện của logo đó.
2. Ai có quyền đăng ký bảo hộ logo công ty
Theo quy định tại Điều 13 Luật SHTT, tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả. Có nghĩa là tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả sẽ có thể đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho logo đó.
3. Thời hạn bảo hộ cho logo công ty (dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng)
Theo quy định tại Điều 27 Luật SHTT, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
Trong trường hợp tác phẩm chưa công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình, thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
4. Hồ sơ đăng ký bản quyền logo công ty
i. Tờ khai đăng ký bản quyền
ii. 02 bản sao tác phẩm;
iii. 02 Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân tác giả/chủ sở hữu, trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu;
iv. 02 Bản sao chứng thực Đăng ký kinh doanh/Quyết định thành lập của tổ chức, trong trường hợp tổ chức là chủ sở hữu
v. Giấy cam đoan của tác giả hoặc Quyết định giao nhiệm vụ (trong trường hợp giao cho nhân viên sáng tạo) hoặc Hợp đồng sáng tạo tác phẩm (trong trường hợp chủ sở hữu thuê sáng tạo tác phẩm)
vi. Hợp đồng ủy quyền (trường hợp ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân nộp đơn tại Cục Bản quyền)
5. Thời hạn cấp GCNĐKQTG: Theo quy định thời hạn đăng ký là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, trên thực tế, thời hạn này có thể kéo dài 1-3 tháng do tình trạng quá tải của Cục Bản quyền.
6. Thông tin cần cung cấp cho ELITE
Để chúng tôi có thể hỗ trợ Quý khách hàng trong việc đăng ký bản quyền cho logo, khách hàng cần cung cấp các thông tin và tài liệu như sau:
a. Thông tin
i. Mẫu logo dự định đăng ký
ii. Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu (các) tác giả;
iii.Bản chụp Đăng ký kinh doanh chủ sở hữu
b.Tài liệu ELITE sẽ soạn thảo để chuyển khách hàng
i. Tờ khai nộp đơn
ii. Giấy cam đoan; Quyết định giao nhiệm vụ; Hợp đồng thuê sáng tạo…
iii. Hợp đồng ủy quyền
IX. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN CHO PHẦN MỀM MÁY TÍNH, WEBSITE, ỨNG DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH, MÁY TÍNH BẢNG (APP)
Bạn viết một phần mềm máy tính, ứng dụng điện thoại di dộng (App) hoặc website hoặc bất cứ một chương trình máy tính có mã code để giúp người dùng giao dịch chứng khoán, giúp người dùng học các ngôn ngữ…. và muốn đăng ký bản quyền xác lập quyền tác giả và chủ sở hữu cho phần mềm đó. Vậy thủ tục đăng ký như thế nào, ở đâu?
1.Thời hạn bảo hộ cho chương trình máy tính
Theo quy định tại Khoản b Điều 27 Luật SHTT, tác phẩm viết có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
Trường hợp có đồng tác giả thời thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
2. Hồ sơ đăng ký bản quyền chương trình máy tính
i. Tờ khai nộp đơn;
ii. 02 Bản mô tả phần mềm (chữa mã code và giao diện phần mềm)
iii. 02 đĩa CD chứa mã code và giao diện phần mềm.
iv. Giấy cam đoan của (các) tác giả
v. Hợp đồng thuê thiết kế hoặc Quyết định giao nhiệm vụ (trong trường hợp chủ sở hữu là công ty)
vi. Bản sao chứng thực chưng minh thư của (các) tác giả
vii.Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của chủ sở hữu (trường hợp công ty là chủ sở hữu)
viii. Hợp đồng ủy quyền (trường hợp ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân nộp đơn tại Cục Bản quyền)
3. Thời hạn cấp GCNĐKQTG: Theo quy định thời hạn đăng ký là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, trên thực tế, thời hạn này có thể kéo dài 1-3 tháng do tình trạng quá tải của Cục Bản quyền.
4. Thông tin cần cung cấp cho ELITE
Để chúng tôi có thể hỗ trợ Quý khách hàng trong việc đăng ký bản quyền cho chương trình máy tính, khách hàng cần cung cấp các thông tin và tài liệu như sau:
a. Thông tin
(i) Link phần mềm dự định đăng ký (giao diện phần mềm)
(ii) Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu (các) tác giả;
(iii) Bản chụp Đăng ký kinh doanh chủ sở hữu
b. Tài liệu ELITE sẽ soạn thảo để chuyển khách hàng
(i) Tờ khai nộp đơn
(ii) Giấy cam đoan; Quyết định giao nhiệm vụ; Hợp đồng thuê sáng tạo…
(iii) Hợp đồng ủy quyền