Hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp xe máy bị Tòa tuyên bồi thường hơn 200 triệu đồng cho Chủ sở hữu Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp

       P&C S.P.A có trụ sở tại Y, hiện là nhà sản xuất hàng đầu thế giới trong lĩnh vực xe hai bánh. Dòng xe tay ga P là kiểu dáng được bảo hộ theo Văn bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 20652 (sau đây viết tắt là Văn bằng số 20652) được Cục sở hữu trí tuệ cấp theo Quyết định số 11839/QĐ- SHTT ngày 27/02/2015 có hiệu lực từ ngày cấp cho đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn theo quy định tại khoản 4 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ (sau đây viết tắt là Luật SHTT).

       Công ty D đã sản xuất và phân phối sản phẩm xe máy điện ra thị trường. Công ty D cũng đã và đang thực hiện hành vi quảng cáo sản phẩm xe máy điện nêu trên tại trang thông tin điện tử của mình. P&C S.P.A nhận thấy kiểu dáng xe máy điện của công ty D không khác biệt đáng kể với kiểu dáng “XE MÁY” đang được bảo hộ tại Văn bằng số 20652 của mình.

      Kiểu dáng xe của Bị đơn không khác biệt đáng kể với kiểu dáng xe đang được bảo hộ của Nguyên đơn. Viện Khoa học và Sở hữu trí tuệ đã ra kết luận giám định số KD001-17YC/KLGĐ ngày 13/01/2017 kết luận kiểu dáng xe máy điện sản xuất bởi Bị đơn là yếu tố xâm phạm quyền đối với Văn bằng số 20652.

      Do đó, căn cứ vào khoản 1 Điều 126 Luật SHTT thì hành vi sản xuất và kinh doanh sản phẩm xe điện mang kiểu dáng như đã phân tích ở trên là hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ của P&C S.P.A

        Quyết định của Tòa án:

  • Buộc công ty D phải bồi thường cho Công ty P&C S.P.A tổng cộng 217.584.500VNĐ (Hai trăm mười bảy triệu năm trăm tám mươi tư nghìn năm trăm đồng);
  • Buộc công ty D phải đăng công khai xin lỗi trong báo Thanh Niên trong ba số liên tiếp về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Buộc công ty D phải tiến hành thủ tục tại Cục đăng kiểm để hủy bỏ Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại xe cho xe máy mang kiểu dáng xâm phạm quyền.
  • Buộc công ty D phải tiêu hủy các yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp “XE MÁY” được bảo hộ theo bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp đối với các sản phẩm xe điện đã được sản xuất bao gồm các xe còn tồn kho và ở các đại lí. ( Nguồn: congbobanan.toaan.gov.vn

         Vậy để tránh việc xâm phạm và bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?

  1. Kiểu dáng công nghiệp là gì? Tại sao kiểu dáng công nghiệp lại quan trọng với Doanh nghiệp?

         Luật sư Elite:

  1. “Kiểu dáng công nghiệp” nhìn chung đề cập đến kiểu dáng bên ngoài và chức năng tổng thể của một sản phẩm. Theo tinh thần của SHTT thì kiểu dáng công nghiệp chỉ đề cập đến các khía cạnh thẩm mỹ hoặc hình dáng bên ngoài của sản phẩm.
  2. “Kiểu dáng công nghiệp” có tầm quan trọng đối với nhiều loại sản phẩm được sản xuất hàng loạt cũng như các sản phẩn thủ công riêng lẻ. Kiểu dáng công nghiệp gồm các đặc diểm ba chiều như: hình dáng của sản phẩm, các đặc điểm hai chiều như các trang trí, họa tiết và đường nét hoặc màu sắc, hoặc sự kết hợp của hai hay nhiều yếu tố này.
  3. “Kiểu dáng công nghiệp” được nhiều doanh nghiệp đầu tư lượng thời gian và nguồn lực đáng kể nhằm:
  • Làm cho sản phẩm phù hợp với các nhóm khách hàng cụ thể
  • Tạo ra một thị trường “mục tiêu” mới: trên thị trường cạnh tranh khốc liệt, một công ty có thể phải xây dựng mục tiêu cho mình bằng cách giới thiệu sản phẩm có kiểu dáng sáng tạo để phân biệt sản phẩm của công ty với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
  • Nâng cao thương hiệu: kiểu dáng sáng tạo thường được kết hợp với các nhãn hiệu có khả năng phân biệt cao để nâng cao thương hiệu của công ty. Nhiều công ty đã xác định lại một cách thành công hình ảnh thương hiệu của họ thông qua việc tập trung mạnh mẽ vào kiểu dáng sản phẩm.
  1. Tại sao phải bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

         Luật sư Elite:

          Có 4 lí do quan trọng để Doanh nghiệp bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:

  1. Kiểu dáng của một sản phầm thường là yếu tố tạo ra sự hấp dẫn hoặc cuốn hút đối với khách hàng và là yếu tố chính trong việc quyết định lựa chọn sản phẩm này thay vì chọn sản phẩm khác của khách hàng. Điều này là đặc biệt đúng đối với các chủng loại mà có rất nhiều sản phẩm có cùng chức năng như bàn chải, đèn, xe hơi, máy tính… Do tầm quan trọng về thương mại của kiểu dáng đối với sự thành công của sản phẩm, việc bảo hộ kiểu dáng khỏi hành vi sao chép, bắt chước của đối thủ cạnh tranh là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của nhà tạo dáng hoặc nhà sản xuất bất kì.
  2. Kiểu dáng công nghiệp chính là tài sản của doanh nghiệp. Cái mà có thể làm tăng giá trị thương mại của công ty và sản phẩm của họ chính là kiểu dáng công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp càng thành công thì càng có giá trị đối với cách tư, với tư cách là một tài sản của công ty, kiểu dáng công nghiệp phải được quản lí, kiểm soát và bảo hộ đầy đủ
  3. Kiểu dáng công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tiếp thị thành công một loạt sản phẩm, giúp xác định hình ảnh thương hiệu của công ty. Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bảm đảm sự độc quyền đối với việc sử dụng chúng và là nhân tố trong chiến lược tiếp thị của công ty.
  4. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ có thể tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho doanh nghiệp thông qua việc thu phí chuyển giao quyền sử dụng (li –xăng) kiểu dsang cho người khác hoặc thông qua bán quyền kiểu dáng được đăng kí.

         Văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp được gọi là “ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp ”. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, và có thể được gia hạn liên tiếp hai (2) lần, mỗi lần là 5 năm.

        Theo quy định của pháp luật, Doanh nghiệp có độc quyền sử dụng và ngăn cấm người khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ của mình theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật SHTT. Các hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp được quy định rõ tại khoản 2 Điều 124 Luật SHTT là sử dụng kiểu dáng công nghiệp bao gồm nhưng không giới hạn bởi việc sản xuất, lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng được bảo hộ hoặc không khác biệt với kiểu dáng được bảo hộ. Do đó, mọi hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp không khác biệt với kiểu dáng đó trong thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ mà không được Doanh nghiệp cho phép đều là hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại Điều 126 Luật SHTT.

  1. Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như thế nào?

         Luật sư Elite:

        Ở hầu hết các nước, kiểu dáng công nghiệp phải được đăng kí để được bảo hộ theo pháp luật. Để đăng kí kiểu dáng công nghiệp, doanh nghiệp phải nộp đơn dăng kí tại Cục Sở hữu trí tuệ của nước (hoặc khu vực) mà doanh nghiệp muốn nhận được sự bảo hộ.

  1. Hồ sơ đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

         Luật sư Elite:

         Tài liệu nộp đơn gồm:

  1. Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHTT ban hành;
  2. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
  3. Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp;
  4. Giấy uỷ quyền (nếu nộp qua Đại diện Sở hữu công nghiệp như Elite);
  5. Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;
  6. Chứng từ nộp phí nộp đơn và phói công bố đơn, gồm một (1) bản.
  1. Trường hợp không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

         Luật sư Elite:

         Điều 64 theo Luật Sở hữu trí tuệ vào năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009.
        “Điều 64. Đối tượng chưa được bảo hộ với danh nghĩa là kiểu dáng công nghiệp
         Những đối tượng dưới đây sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa là kiểu dáng công nghiệp:
         1. Hình dáng ở bên ngoài của sản phẩm bởi đặc tính kỹ thuật của sản phẩm yêu cầu phải có;
         2. Hình dáng ở bên ngoài của các công trình xây dựng dân dụng hay công nghiệp;
         3. Hình dáng của các sản phẩm không thể nhìn thấy được trong lúc sử dụng sản phẩm.”

Theo: Những điều chưa biết về Sở hữu trí tuệ 

Bình luận bài viết

Không có bình luận

X