Đăng ký bảo hộ KDCN cho một phần của sản phẩm

92

Tôi muốn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho một phần sản phẩm có được không?

Theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2023, một phần của sản phẩm có thể được bảo hộ.

Nếu Quý khách hàng có câu hỏi hoặc yêu cầu tư vấn về thủ tục bảo hộ KDCN, giải quyết tranh chấp KDCN, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây, chúng tôi rất vui lòng tư vấn miễn phí cho Quý khách hàng về vấn đề trên.

CÔNG TY LUẬT ELITE - 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0243 7373 051 | Hotline/Zalo: 0988 746 527 | Email: info@lawfirmelite.com

Rút gọn

Thế nào là hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp của người khác? Căn cứ xác định hành vi xâm phạm?

ELITE Law Firm: Các hành vi sau bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp: sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu; sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời.

Theo quy định (tại Điều 5 Nghị định Số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006, được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010) Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm khi có đủ bốn căn cứ sau:

(1) đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

(2) có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét;

(3) người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các trường hợp ngoại lệ;

(4) hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Các hình thức xâm phạm kiểu dáng công nghiệp phổ biến tại Việt Nam:

Nếu Quý khách hàng có câu hỏi hoặc yêu cầu tư vấn về thủ tục bảo hộ KDCN, giải quyết tranh chấp KDCN, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây, chúng tôi rất vui lòng tư vấn miễn phí cho Quý khách hàng về vấn đề trên.

 

CÔNG TY LUẬT ELITE - 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0243 7373 051 | Hotline/Zalo: 0988 746 527 | Email: info@lawfirmelite.com

Xem thêm

Giám định về sở hữu công nghiệp là gì? Cơ quan nhà nước nào có chức năng giám định về sở hữu công nghiệp tại Việt Nam?

ELITE Law Firm: Giám định về sở hữu công nghiệp là việc tổ chức, cá nhân có chức năng giám định sở hữu trí tuệ sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Giám định sở hữu công nghiệp gồm: xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng sở hữu công nghiệp; xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hay không; xác định có hay không sự trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ; xác định giá trị quyền sở hữu công nghiệp, xác định giá trị thiệt hại.

Hiện nay, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ - là đơn vị sự nghiệp công lập duy nhất tại Việt Nam - có đủ điều kiện để tiến hành hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.

Nếu Quý khách hàng có câu hỏi hoặc yêu cầu tư vấn về thủ tục bảo hộ KDCN, giải quyết tranh chấp KDCN, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây, chúng tôi rất vui lòng tư vấn miễn phí cho Quý khách hàng về vấn đề trên.

 

CÔNG TY LUẬT ELITE - 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0243 7373 051 | Hotline/Zalo: 0988 746 527 | Email: info@lawfirmelite.com

Xem thêm

Công ty tôi đang là chủ sở hữu 02 Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (ĐQKDCN) đang còn hiệu lực tại Việt Nam nhưng không có nhu cầu sử dụng. Tôi có quyền bán, chuyển nhượng Bằng độc quyền KDCN của mình cho đơn vị đối tác không? Công ty tôi cần làm gì để hoàn tất thủ tục chuyển nhượng Bằng độc quyền KDCN này?

ELITE Law Firm: Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT), Chủ sở hữu Bằng độc quyền KDCN có các quyền sử dụng, cho người khác sử dụng, ngăn cấm người khác sử dụng, chuyển nhượng và cho thuê quyền sử dụng (li-xăng) đối với Bằng ĐQKDCN của mình (Điều 123 Luật SHTT). Do đó, Luật SHTT cho phép Công ty bạn có quyền chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đối với Bằng ĐQKDCN cho đối tác nếu Công ty bạn không có nhu cầu sử dụng.

 

Tuy nhiên, Quý Công ty lưu ý, theo quy định của Luật SHTT, Hợp đồng chuyển nhượng Bằng ĐQKDCN bắt buộc phải lập thành văn bản và đăng ký tại Cục SHTT mới có hiệu lực pháp lý. 

 

Hợp đồng chuyển nhượng Bằng ĐQKDCN cần có các nội dung chủ yếu sau:

  1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
  2. Căn cứ chuyển nhượng.
  3. Giá chuyển nhượng.
  4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

 

Về thủ tục đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng KDCN tại Cục SHTT, Quý Công ty cần chuẩn bị bộ hồ sơ thông thường, gồm:

- 02 Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng (theo mẫu); 

- 01 bản gốc Hợp đồng chuyển nhượng có chữ ký, đóng dấu của các bên; 

- 01 Bản gốc Bằng ĐQKDCN còn hiệu lực; 

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

- 01 Giấy ủy quyền (nếu nộp thông qua Đại diện SHCN như ELITE Law Firm).

Thời hạn hoàn tất thủ tục đăng ký ghi nhận Hợp đồng chuyển nhượng KDCN tại Cục SHTT là 02 tháng theo quy định. Tuy nhiên, thời hạn này có thể bị kéo dài hơn quy định do hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định hoặc do tình trạng quá tải đơn tại Cục SHTT.

Nếu Quý khách hàng có câu hỏi hoặc yêu cầu tư vấn về thủ tục bảo hộ KDCN, giải quyết tranh chấp KDCN, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây, chúng tôi rất vui lòng tư vấn miễn phí cho Quý khách hàng về vấn đề trên.

 

CÔNG TY LUẬT ELITE - 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0243 7373 051 | Hotline/Zalo: 0988 746 527 | Email: info@lawfirmelite.com

Xem thêm

Thời hạn hoàn tất các thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là bao lâu?

ELITE Law Firm: Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Cục SHTT) theo quy định cần phải qua các bước, gồm: nộp đơn, thẩm định hình thức, công bố đơn, thẩm định nội dung, ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, nộp phí cấp bằng và Cục SHTT cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, đối với một đơn đăng ký kiểu dáng (KDCN) đáp ứng các yêu cầu bảo hộ. Theo đó, tổng thời gian thực hiện thủ tục đăng ký KDCN theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành là 11 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, thời hạn này có thể bị kéo dài hơn do đơn bị từ chối về mặt hình thức hoặc nội dung (không khác biệt cơ bản với các KDCN đang được bảo hộ) hoặc do tình trạng quá tải đơn tại Cục SHTT, v.v… Theo kinh nghiệm của chúng tôi, để rút ngắn thời gian đăng ký KDCN tại Cục SHTT, quý khách hàng nên tiến hành tra cứu đánh giá khả năng bảo hộ của KDCN thật kỹ trước khi nộp đơn đăng ký và hồ sơ đơn đăng ký cần hoàn thiện đúng về hình thức hồ sơ theo quy định.

Nếu Quý khách hàng có câu hỏi hoặc yêu cầu tư vấn về thủ tục bảo hộ KDCN, giải quyết tranh chấp KDCN, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây, chúng tôi rất vui lòng tư vấn miễn phí cho Quý khách hàng về vấn đề trên.

 

CÔNG TY LUẬT ELITE - 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0243 7373 051 | Hotline/Zalo: 0988 746 527 | Email: info@lawfirmelite.com

Xem thêm

Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực bao lâu?

ELITE LAW FIRM: Theo quy định, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ cấp có hiệu lực kể từ ngày cấp với thời hạn mỗi lần là 05 năm kể từ ngày nộp đơn.

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có thể gia hạn hiệu lực 02 lần liên tiếp, mỗi lần gia hạn là 5 năm.

Như vậy, tổng thời hạn một bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp sẽ được bảo hộ tối đa là 15 năm kể từ ngày nộp đơn.

Quý khách hàng lưu ý, cần tiến hành nộp đơn gia hạn hiệu lực bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp trong vòng 6 tháng tại Cục sở hữu trí tuệ trước khi hết hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

Luật cũng cho phép chủ bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có thể nộp, gia hạn muộn trong vòng 6 tháng kể từ ngày hết hạn hiệu lực. Với điều kiện phải nộp phí cho việc nộp muộn này

Nếu Quý khách hàng có câu hỏi hoặc yêu cầu tư vấn về thủ tục bảo hộ KDCN, giải quyết tranh chấp KDCN, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây, chúng tôi rất vui lòng tư vấn miễn phí cho Quý khách hàng về vấn đề trên.

 

CÔNG TY LUẬT ELITE - 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0243 7373 051 | Hotline/Zalo: 0988 746 527 | Email: info@lawfirmelite.com

Xem thêm

Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở đâu?

ELITE LAW FIRM: Theo quy định bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp chỉ được xác lập quyền trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, địa chỉ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Khách hàng có nhu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cần phải trực tiếp nộp đơn cấp văn bằng bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc uỷ quyền cho Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ đã được cấp chứng chỉ hành nghề như Công ty Luật ELITE để thực hiện các công việc liên quan đến đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Mọi nhu cầu tư vấn chi tiết về khả năng bảo hộ, giải quyết tranh chấp quyền kiểu dáng công nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi tại:

Nếu Quý khách hàng có câu hỏi hoặc yêu cầu tư vấn về thủ tục bảo hộ KDCN, giải quyết tranh chấp KDCN, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây, chúng tôi rất vui lòng tư vấn miễn phí cho Quý khách hàng về vấn đề trên.

 

CÔNG TY LUẬT ELITE - 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0243 7373 051 | Hotline/Zalo: 0988 746 527 | Email: info@lawfirmelite.com

Xem thêm

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bao gồm những gì?

ELITE LAW FIRM: Kiểu dáng công nghiệp sẽ được bảo hộ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp có sự khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài.

- Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

- Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Mọi nhu cầu tư vấn chi tiết về khả năng bảo hộ, giải quyết tranh chấp quyền kiểu dáng công nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi tại:

Nếu Quý khách hàng có câu hỏi hoặc yêu cầu tư vấn về thủ tục bảo hộ KDCN, giải quyết tranh chấp KDCN, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây, chúng tôi rất vui lòng tư vấn miễn phí cho Quý khách hàng về vấn đề trên.

 

CÔNG TY LUẬT ELITE - 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0243 7373 051 | Hotline/Zalo: 0988 746 527 | Email: info@lawfirmelite.com

Xem thêm

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

ELITE LAW FIRM: Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.

Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện... thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.

Ví dụ

Hình dáng bên ngoài: hình dáng bên ngoài của xe máy, hình dáng bên ngoài của điện thoại di động, hình dáng bên ngoài của chiếc cốc uống nước ….

Hình ảnh minh họa

Nguồn: Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

Bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp: Phần yếm xe máy, đèn pha ôtô, màn hình điện thoại di động… Đây đều là những bộ phận để cấu thành nên một sản phẩm phức hợp hơn như: xe máy, ôtô, điện thoại di động.

Hình ảnh minh họa:

Nguồn: Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

Nếu Quý khách hàng có câu hỏi hoặc yêu cầu tư vấn về thủ tục bảo hộ KDCN, giải quyết tranh chấp KDCN, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây, chúng tôi rất vui lòng tư vấn miễn phí cho Quý khách hàng về vấn đề trên.

 

CÔNG TY LUẬT ELITE - 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0243 7373 051 | Hotline/Zalo: 0988 746 527 | Email: info@lawfirmelite.com

Xem thêm

Thưa luật sư, doanh nghiệp của tôi có một trang web hỗ trợ các bên đăng tuyển các thông tin tuyển dụng, ngoài ra, còn rất nhiều mục hữu ích như thông tin về học bổng, một số tin tức, kỹ năng hữu ích dành cho sinh viên. Doanh nghiệp đang hoạt động khá tốt, bạn tôi nói rằng tôi nên đăng ký doanh nghiệp khoa học công nghệ để hưởng một số ưu đãi, đặc biệt về các loại thuế. Vậy luật sư cho tôi hỏi, công ty tôi có được đăng ký doanh nghiệp khoa học công nghệ không? Nếu được thì chúng tôi được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp không?

 

Chào bạn, trước hết cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi.

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định mới nhất của Chính về về Doanh nghiệp KHCN được quy định tại Nghị định 13/2019/NĐ-CP thì:

Doanh nghiệp KHCN là Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ kết quả khoa học và công nghệ;“Kết quả khoa học và công nghệ” được thể hiện dưới một trong các hình thức sau: “..chương trình máy tính đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả”.

Theo như thông tin bạn cung cấp và theo quy định nêu trên, doanh nghiệp của bạn có thể tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ nếu bên bạn đã có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với phần mềm máy tính (cụ thể là trang web).

Thứ hai, theo quy định, doanh nghiệp của bạn sẽ được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuê mặt nước khi được cấp GCN doanh nghiệp KHCN,  cụ thể như sau:

Doanh nghiệp KHCN sẽ được miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo thuế thu nhập doanh nghiệp. Thu nhập của doanh nghiệp khoa học và công nghệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Ngoài ra, doanh nghiệp khoa học và công nghệ được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai và hưởng một số ưu đãi về tín dụng.

Trên đây là tư vấn của ELITE LAW FIRM về vấn đề đăng ký doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Để có thêm thông tin chi tiết và được tư vấn kịp thời, Quý Khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

Công ty Luật TNHH ELITE

Địa chỉ:       255 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: +84 24 3737 3051

Email:          info@lawfirmelite.com

 

 

 

Xem thêm

Thưa luật sư, tôi được biết tôi có thể đăng ký bảo hộ thương hiệu của tôi ở Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam và/hoặc Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Vậy, theo luật sư, sự khác nhau khi đăng ký ở hai cơ quan này là gì?

Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam và Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam là hai Cơ quan Nhà nước khác nhau và có chức năng, nhiệm vụ khác nhau.

Cục Bản quyền tác giả là tổ chức thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa trong cả nước theo chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trong số các chức năng của mình, Cục bản quyền tác giả có chức năng cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cũng như chức năng Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật. Do đó, Cục Bản quyền tác giả là Cơ quan thực hiện việc đăng ký bảo hộ các tác phẩm bản quyền tác giả và quyền liên quan.

Trong khi đó, Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý nhà nước và đảm bảo các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành về sở hữu trí tuệ trên phạm vi cả nước.

Trong số các chức năng của mình, Cục SHTT có chức năng thực hiện việc đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp như Sáng chế, Giải pháp hữu ích, kiểu dáng Công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp, chỉ dẫn địa lý … và quản lý Nhà nước về các đối tượng SHCN này trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Do đó, nếu muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình, anh/chị nên tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục SHTT VN.

Để có thêm thông tin chi tiết và được tư vấn kịp thời, Quý Khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

Công ty Luật TNHH ELITE

Địa chỉ:       255 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: +84 24 3737 3051

Email:          info@lawfirmelite.com

 

 

Xem thêm

Chúng tôi là một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối sản phẩm bếp điện từ (bếp từ) nổi tiếng, có chất lượng cao của Đức về phân phối tại Việt Nam. Đối tác của chúng tôi cho biết, nhãn hiệu của họ đã nộp đơn đăng ký quốc tế, đồng thời cho chúng tôi xem Đăng ký Quốc tế của họ nên chúng tôi rất yên tâm vì chúng tôi nghĩ rằng nhãn hiệu đã được bảo hộ trên toàn thế giới.

Vừa qua, chúng tôi nhận được một Thư cảnh báo của một công ty ở Việt Nam thông báo chúng tôi đã xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của họ và yêu cầu công ty chúng tôi chấm dứt việc nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm bếp điện từ tại Việt Nam. Theo LS, chúng tôi phải làm gì?

Đây là một tình huống tương đối phổ biến về tranh chấp liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu một cách hợp pháp. Vì đây là một trường hợp về tranh chấp quyền sử dụng nhãn hiệu nên cần nghiên cứu hồ sơ một cách cụ thể trước khi đưa ra ý kiến một cách khách quan, cụ thể, phù hợp với từng vụ việc. Do đó, tôi khuyên anh/chị nên đến một Văn phòng Đại diện SHCN và đem theo đầy đủ hồ sơ vụ việc để được tư vấn một cách cụ thể và chính xác. 

Tuy nhiên, nếu thời gian trả lời Thư quá ngắn, cách xử lý tình huống trong trường hợp này, theo tôi, anh/chị  nên viết thư trả lời một cách lịch sự và thông báo đây là vụ việc về pháp lý, cần thời thêm gian trao đổi với chủ nhãn hiệu và luật sư trước khi có ý kiến trả lời chính thức và gia hạn thời gian trả lời để có thời gian chuẩn bị. Sau đó anh chị có thể đến một Văn phòng Đại diện SHCN và đem theo đầy đủ hồ sơ vụ việc để được tư vấn một cách cụ thể và chính xác. 

Để có thêm thông tin chi tiết và được tư vấn kịp thời, Quý Khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

Công ty Luật TNHH ELITE

Địa chỉ:       255 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: +84 24 3737 3051

Email:          info@lawfirmelite.com

Xem thêm

Doanh nghiệp chúng tôi đã kinh doanh sản phẩm cà phê mang nhãn hiệu “Linh Mai” rất thành công tại Thị trường Việt Nam. Trong thời gian tới, chúng tôi dự kiến sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhãn hiệu “Linh Mai” của chúng tôi đã được Cục SHTT có Quyết định bảo hộ tại Việt Nam. Vậy nhãn hiệu đó có đương nhiên được bảo hộ tại Nhật Bản và Hàn Quốc không, chúng tôi có phải đăng ký lại tại các nước đó không?

Theo quy định, khi được đăng ký và Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì nhãn hiệu của anh/chị sẽ được bảo hộ độc quyền cho sản phẩm, dịch vụ đăng ký theo nhãn hiệu này trên toàn lãnh thổ Việt Nam và chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Nếu anh/chị muốn bảo hộ nhãn hiệu của mình tại Nhật Bản và Hàn Quốc, anh/chị bắt buộc phải tiến hành thủ tục tra cứu, đăng ký bảo hộ tại từng quốc gia là Nhật Bản và Hàn Quốc trong trường hợp này.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu này, tôi khuyên anh/chị nên tiến hành đăng ký ngay, càng sớm càng tốt để giữ quyền của mình và cần đăng ký bảo hộ trước khi bán hoặc xuất khẩu sản phẩm của mình sang các quốc gia này để tránh việc sản phẩm gắn nhãn hiệu của anh chị bị coi là xâm phạm nhãn hiệu đang được bảo hộ của các doanh nghiệp khác tại quốc gia đó cũng như tránh các tranh chấp về nhãn hiệu tại quốc gia đó làm cản trở kế hoạch kinh doanh của anh/chị.

Để có thêm thông tin chi tiết và được tư vấn kịp thời, Quý Khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

Công ty Luật TNHH ELITE

Địa chỉ:       255 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: +84 24 3737 3051

Email:          info@lawfirmelite.com

Xem thêm

X