Nguồn: VTV
Hàng giả, hàng nhái hợp pháp vấn nạn mà vẫn đang là bài toán khó mà Supreme đang tìm cách giải quyết. Chậm chân đăng ký bản quyền là bài học đắt giá
Ra đời năm 1994 tại New York, Mỹ, logo nền đỏ với dòng chữ Supreme màu trắng nhanh chóng chiếm được cảm tình của giới trẻ New York. Hàng loạt các sản phẩm mang thương hiệu Supreme ra đời. Quần áo, ván trượt, mũ, balo, đũa ăn cơm, bình cứu hỏa, thậm chí là cả gạch xây nhà mang logo Supreme.
Mỗi lần Supreme ra mắt sản phẩm mới, chỉ mất 4 giây các sản phẩm hết hàng. Hiện nay, công ty này được ước tính có giá trị hơn 1 tỷ USD.
Mọi việc thăng hoa đối với Supreme, cho tới khi họ phát hiện một công ty ở Italy cũng tung ra những sản phẩm với logo y hệt.
Supreme nhanh chóng tiến hành kiện công ty hàng giả trên. Phải mất vài năm tòa án Italy mới chứng minh được Supreme hàng thật đã đăng ký bản quyền thương hiệu trước công ty làm nhái. Ngay lập tức, cảnh sát Italy đã thu hồi hàng loạt sản phẩm làm giả.
Tuy nhiên, công ty nói trên tiếp tục đăng ký bản quyền Supreme tại Tây Ban Nha và ngang nhiên mở một loạt cửa hàng Supreme hàng nhái tại quốc gia này, tiếp đó là 54 quốc gia khác. Đáng chú ý, động thái này được coi là “Hàng giả, hàng nhái một cách hợp pháp”.
Thực tế, khi Supreme hàng xịn kiện Supreme hàng nhái ra tòa án Tây Ban Nha năm 2018, tòa án phán quyết hàng giả thắng kiện. Bên đại diện của công ty làm hàng giả, hàng nhái cũng phát biểu đầy tự tin: “Sản phẩm của chúng tôi và của hàng gốc hoàn toàn khác nhau. Thiết kế cũng khác nhau”.
Cuộc chiến bản quyền thương hiệu mà Supreme là một điển hình cho thấy những lỗ hổng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.
Keywords: Supreme, chậm chân đăng ký bản quyền và hậu quả