Vaccine Covid – Tranh luận về chuỗi bằng độc quyền sáng chế

Hà Phương – ELITE LAW FIRM – lược dịch theo BBC

Nguồn: BBC NEWS: Covid: The vaccine patent row explained

A firefighter fills a syringe with a dose of the Pfizer BioNTech Vaccine Covid

                                                                              (Ảnh Reuter)

Khi nói về đại dịch này, bất kỳ nhà Lãnh đạo trên thế giời này đều đồng ý rằng không một ai an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều được an toàn.

Nhưng họ đang tranh luận để thống nhất về cách thúc đẩy sản xuất vaccine Covid trong bối cảnh có sự chênh lệch rất lớn về tỉ lệ tiêm chủng giữa các quốc gia tiên tiến và kém phát triển hơn.

Vào tuần này, Mỹ đã lên tiếng ủng hộ đẩy mạnh việc tạm thời cấp bằng sáng chế cho vaccine Covid . Tuy nhiên, đã có một số quốc gia phản đối, khẳng định rằng có nhiều sự lựa chọn tốt hơn.

 

Vậy, chuỗi bằng sáng chế vaccine Covid này là gì?

Thuốc và những sáng chế được bảo hộ bởi các bằng độc quyền sáng chế đem đến sự bảo hộ pháp lý nhằm chống lại việc bị sao chép, và vắc-xin cũng không phải là ngoại lệ.

Bằng sáng chế đem đến cho những nhà sản xuất các quyền đối với những phát kiến của họ cũng như các công cụ để kiếm nhiều tiền hơn từ những phát kiến sáng tạo này – đây chính là động lực để khuyến khích sự sáng tạo.

Nhưng đây không phải là thời khắc bình thường.

Vào mùa thu năm ngoái, các nước đang phát triển dẫn đầu là Ấn Độ và Nam Phi đã đề xuất với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) rằng các bằng sáng chế về vắc-xin và những sản phẩm khác liên quan đến Covid nên được miễn trừ bảo hộ.

Họ lập luận rằng, với tính chất nghiêm trọng của đại dịch thì công thức để tạo ra các mũi tiêm cứu mạng người nên được phổ biến rộng rãi để các nhà sản xuất khác có thể chế tạo hàng loạt ở địa phương mình.

 

Vậy, vấn đề là gì?

 Những đề xuất này đã ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ các công ty dược phẩm và các quốc gia phương Tây bao gồm Liên minh Châu Âu (EU), Anh và – tại thời điểm đó có cả Mỹ.

Hầu hết các chi phí liên quan đến việc tạo ra vaccine Covid đều phát sinh trong quá trình nghiên cứu và phát triển: công đoạn sản xuất có xu hướng giá cả thấp hơn.

Sự phản đối hiển nhiên đối với về việc bãi bỏ bằng độc quyền sáng chế là vì nó có thể làm xói mòn doanh thu và ngăn chặn sự đổi mới sáng tạo.

 

Vậy, mục đích của việc này có phải chỉ vì tiền?

Không. Việc miễn trừ sẽ chỉ là tạm thời – và một số nhà sản xuất vắc-xin như AstraZeneca đang yêu cầu phải trả tiền cho mỗi liều thuốc.

Mấu chốt của vấn đề giữa các nhà sản xuất và nước sở tại của họ là việc miễn trừ bằng sáng chế sẽ không giải quyết triệt để được. Họ nói, nó sẽ giống như việc đưa ra một công thức mà không có nguyên liệu hoặc hướng dẫn.

Bằng sáng chế bao gồm phần cốt lõi của bảng công thức chứ không phải là quy trình sản xuất cụ thể. Đó là điều vô cùng quan trọng. Vaccine Covid loại mRNA – chẳng hạn như của Pfizer và Moderna – là các dòng mới và chỉ một số ít người hiểu được cách làm thế nào để tạo ra chúng.

BioNTech, một công ty Đức hợp tác với Pfizer, cho biết việc phát triển quy trình sản xuất mất cả một thập kỉ và việc xác định địa điểm sản xuất có thể mất đến một năm. Các nguyên liệu thô cần thiết phải có sẵn cũng là một vấn đề nan giải.

Các cơ quan trong ngành lo ngại rằng nếu không có quyền được tiếp cận tất cả các bí kíp (know-how), phương pháp sản xuất và quy trình sản xuất, việc miễn trừ có thể dẫn đến các vấn đề về chất lượng, an toàn, hiệu quả và thậm chí là có hàng giả. Các cơ quan này chỉ ra rằng Moderna cho biết họ sẽ không khởi kiện những người bị phát hiện xâm phạm bằng sáng chế của họ – nhưng vẫn chưa có một trường hợp xâm phạm nào.

 

Giải pháp thay thế là gì?

EU cho biết họ đã sẵn sàng cho việc đối thoại, nhưng trước đây họ cho rằng giải pháp ngắn hạn tốt nhất là cải thiện chuỗi cung ứng và thúc đẩy các nước giàu xuất khẩu nhiều mặt hàng hơn.

Vaccine Covid

(Theo BBC – Biểu đồ các quốc gia có dân số trên 1 triệu người đã triển khai tiêm vắc-xin ngừa covid-19 tính trên tỷ lệ 100 người dân)

 

Anh cho biết họ là một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho Covax, đơn vị chủ trì việc triển khai vắc-xin cho nhiều quốc gia nghèo. Họ cũng ủng hộ việc cấp li-xăng sáng chế tự nguyện – chẳng hạn như sự hợp tác giữa Viện Huyết thanh của Ấn Độ và Oxford-AstraZeneca. Họ muốn Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cơ quan giám sát các quy tắc về thương mại toàn cầu, hỗ trợ các mối quan hệ hợp tác nhiều hơn.

Tổ chức WTO cho phép thỏa thuận cấp li-xăng sáng chế này tiến xa hơn nữa. Chính phủ các nước có thể áp đặt việc cấp phép li-xăng sáng chế bắt buộc đối với các nhà sản xuất vắc-xin, buộc họ chia sẻ phương pháp sản xuất và giám sát trong suốt quá trình sản xuất. Nhưng, các công ty dược phẩm được cấp li-xăng đó cũng sẽ phải bồi thường chi phí cho việc thực hiện này.

 

Tại sao Mỹ lại thay đổi quan điểm?

Thông báo được đưa ra sau khi Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katharine Tai tổ chức các cuộc họp với những nhà sản xuất vaccine lớn trong nỗ lực tăng cường sản xuất vaccine.

Nhưng một số chuyên gia trong lĩnh vực thương mại đã đặt ra câu hỏi liệu động thái này có thể là một chiến thuật đàm phán, để thuyết phục các nhà sản xuất hợp tác nhiều hơn nữa trong việc cấp phép (sáng chế) hoặc dưới hình thức tự nguyện hoặc giảm chi phí.

 

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Các cuộc thảo luận sẽ tiếp tục diễn ra tại Tổ chức WTO, nơi các quyết định được đưa ra bởi sự đồng thuận.

Nếu không có sự hậu thuẫn từ các quốc gia chủ chốt khác, các đề xuất có thể bị đình trệ. Nhưng chúng có thể mở đường cho một thỏa hiệp có thể thúc đẩy sản xuất.

Câu hỏi quan trọng là khi nào – và với cái giá là bao nhiêu.

 

Bình luận bài viết

Không có bình luận

X